Vi sinh vật đất là gì? Các công bố khoa học về Vi sinh vật đất

Vi sinh vật đất bao gồm vi khuẩn, nấm, tảo và virus, không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đất. Vi khuẩn phân hủy hữu cơ, cố định đạm; nấm phân giải chất hữu cơ, cải thiện cấu trúc đất, cộng sinh với cây cối; tảo tự dưỡng quang hợp, cung cấp oxy; còn virus điều hòa các vi sinh vật. Chúng hỗ trợ phân hủy chất hữu cơ, chuyển hóa dinh dưỡng, kiểm soát xói mòn và cải thiện chất lượng đất. Hiểu rõ về vi sinh vật đất giúp quản lý, bảo vệ, sử dụng đất bền vững.

Giới thiệu về Vi Sinh Vật Đất

Vi sinh vật đất là những sinh vật nhỏ bé sống trong đất, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng bao gồm nhiều nhóm sinh vật khác nhau như vi khuẩn, nấm, tảo và virus. Vai trò của vi sinh vật đất vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ sinh thái đất và hỗ trợ các quá trình sinh học quan trọng khác.

Các loại Vi Sinh Vật Đất

Vi Khuẩn

Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật phổ biến nhất trong đất. Chúng có kích thước nhỏ và phân bố rộng khắp trong môi trường đất. Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy hữu cơ, cố định đạm và chuyển hóa chất dinh dưỡng, góp phần cải thiện độ phì của đất.

Nấm

Nấm đất bao gồm nhiều loại như nấm men, nấm mốc và nấm lớn. Chúng tham gia vào quá trình phân giải chất hữu cơ và cải thiện cấu trúc đất thông qua việc tạo ra các hợp chất giúp kết dính đất. Nấm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ cộng sinh với cây cối.

Tảo

Tảo đất là nhóm sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp và tạo ra oxy. Mặc dù không phổ biến rộng rãi như vi khuẩn và nấm, tảo đất vẫn đóng góp vào việc cung cấp oxy và cải thiện tính chất vật lý của đất.

Virus

Virus trong đất có khả năng gây nhiễm cho các vi sinh vật khác, ảnh hưởng đến cấu trúc và cộng đồng vi sinh vật trong đất. Dù nhỏ bé, virus có thể điều hòa quần thể vi sinh vật thông qua các quá trình nhiễm và tiêu diệt.

Vai Trò Của Vi Sinh Vật Đất

Vi sinh vật đất tham gia vào nhiều quá trình quan trọng như phân hủy chất hữu cơ, cố định đạm, chuyển hóa các chất dinh dưỡng và tạo ra các hợp chất hữu ích cho cây trồng. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự xói mòn và cải thiện cấu trúc đất. Nhờ có vi sinh vật đất, hệ sinh thái có thể duy trì sự cân bằng và phục hồi sau các tác động tiêu cực từ môi trường.

Kết Luận

Vi sinh vật đất là thành phần không thể thiếu trong môi trường tự nhiên, với vai trò chính yếu trong việc duy trì và cải thiện chất lượng đất và hệ sinh thái. Việc nghiên cứu và hiểu rõ hơn về vi sinh vật đất sẽ giúp chúng ta quản lý và sử dụng tài nguyên đất một cách bền vững hơn, đóng góp vào sự phát triển của nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "vi sinh vật đất":

Phân lập và xác định đặc tính vi khuẩn nội sinh trong rễ cây khoai lang (Ipomoea batatas) trồng trên đất phèn ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 36 - Trang 6-13 - 2015
Ba mươi sáu dòng vi khuẩn được phân lập trên môi trường LGI từ các mẫu rễ cây khoai lang trồng ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Tất cả các dòng vi khuẩn này đều có dạng hình que và có khả năng chuyển động. Thực hiện các phép thử sinh hóa đã xác định được các dòng KL9, KL11, KL39a, KL39b là các vi khuẩn nội sinh có đủ 3 đặc tính tốt là cố định đạm, hòa tan lân khó tan, tổng hợp IAA; Ba dòng KL9, KL39a, KL39b còn có khả năng sản xuất siderofores. Khi giải trình tự đoạn gen 16S-DNA của 4 dòng vi khuẩn này, nhận diện được dòng KL9 có tỉ lệ đồng hình của đoạn gen 16S-DNA với loài Burkholderia sprentiae và Burkholderia vietnamiensis là 99%; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-DNA của dòng KL39a với loài Burkholderia ambifaria và Burkholderia vietnamiensis là 99%; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-rDNA của dòng KL39b với loài Enterobacter ludwigii và Enterobacter cloacae là 99%; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-DNA của dòng KL11 với loài loài Klebsiella pneumoniae là 99%. Bốn dòng vi khuẩn có các đặc tính tốt này được đề nghị đưa vào sản xuất phân vi sinh cho cây khoai lang trồng trên đất phèn vùng Hòn Đất.
#Cây khoai lang #cố định đạm #hòa tan lân #IAA #siderofores #vi khuẩn nội sinh
TUYỂN CHỌN VÀ ĐỊNH DANH VI KHUẨN HÒA TAN LÂN NỘI SINH TỪ CÂY KHÓM TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Tập 6 Số 3 - Trang 3169-3179 - 2022
Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm ra dòng vi khuẩn nội sinh có khả năng hòa tan lân khó tan trên đất phèn canh tác khóm tại xã Hỏa Tiến và Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Từ 42 dòng vi khuẩn hòa tan lân được phân lập từ rễ và thân cây khóm trên môi trường LGI (Liquid Glucose Ivo) và NFB (Nitrogen Fixing Bacteria) tuyển chọn được 20 dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân trong điều kiện pH 4,50 và chứa độc chất Al3+ và Fe2+ ở nồng độ lần lượt là 100 và 300 mg kg-1. Trong đó, dòng vi khuẩn L-VT08c và L-VT09 có khả năng hòa tan lân sắt, lân nhôm và lân canxi tốt nhất trên môi trường LGI với hàm lượng hòa tan lân lần lượt là 13,6; 26,2; 26,1 mg P L-1 và 16,2; 25,5; 19,7 mg P L-1 và dòng vi khuẩn N-VT06 trên môi trường NFB với hàm lượng 34,5; 6,40 và 60,0 mg P L-1, theo cùng thứ tự. Hai dòng vi khuẩn L-VT09 và N-VT06 được định danh bằng kỹ thuật 16S rDNA là Burkholderia silvatlantica với tỷ lệ tương đồng là 100%.
#Đất phèn #Khóm #Vi khuẩn hòa tan Al-P #Vi khuẩn hòa tan Ca-P #Vi khuẩn hòa tan Fe-P #Vi khuẩn nội sinh
Ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phèn Hòn Đất trong điều kiện nhà lưới
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - - 2019
Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa vi khuẩn cố định đạm Rhodopseudomonas sp. VNW64, VNS89, TLS006 và VNS02 đến sinh trưởng và năng suất lúa trồng trên đất phèn thu từ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang ở điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm hai nhân tố theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, trong đó nhân tố chính là chế phẩm hữu cơ vi sinh gồm ba thành phần: (1) chứa bốn dòng vi khuẩn, (2) chứa dòng vi khuẩn VNW64 và (3) không bón chế phẩm hữu cơ vi sinh và nhân tố phụ là phân đạm vô cơ (kg N ha-1) gồm 100, 75, 50 và 0. Kết quả cho thấy các nghiệm thức bón chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn dòng vi khuẩn đã làm tăng chiều cao cây, số bông lúa/chậu và tăng khối lượng hạt chắc của lúa. Ngoài ra, nghiệm thức bón chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn và một dòng vi khuẩn đạt khối lượng hạt chắc/chậu cao hơn nghiệm thức không bón chế phẩm hữu cơ vi sinh, tương ứng với 23,08 và 8,03%. Bên cạnh, bón chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn và một dòng vi khuẩn cố định đạm giảm được 25-50% lượng phân đạm so với nghiệm thức bón phân vô cơ theo khuyến cáo.
#Chế phẩm hữu cơ vi sinh #đất phèn #năng suất lúa #Rhodopseudomonas sp. #vi khuẩn cố định đạm
Hiệu quả của phân bón urea humate kết hợp phân bón vi sinh lên sinh trưởng và năng suất lúa tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 56 - Trang 191-200 - 2020
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón urea humate kết hợp chế phẩm vi sinh NPISi đến sinh trưởng và năng suất lúa, góp phần giảm liều lượng phân bón hóa học và lượng giống lúa gieo sạ tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với hai kỹ thuật canh tác tương ứng 2 nghiệm thức (1/ Áp dụng kỹ thuật canh tác truyền thống, công thức phân bón 127N– 89P2O5 – 23K2O kg/ha, sử dụng urea thông thường và sạ dày; 2/ Áp dụng kỹ thuật canh tác mới, với công thức phân bón 50N – 30P2O5 – 30K2O, sử dụng urea humate, kết hợp chế phẩm vi sinh, sạ thưa). Kết quả cho thấy việc sử dụng urea humate kết hợp chủng chế phẩm vi sinh NPISi, giảm 60% N, 66 % P205 và 35% lượng giống gieo sạ nhưng vẫn cho năng suất tương đương và không khác biệt thống kê so với với năng suất lúa ở ruộng đối chứng nông dân (5,30 tấn /ha ruộng thí nghiệm và 5,44 tấn/ha ruộng nông dân). Mặt khác, ruộng thí nghiệm có tổng lợi nhuận cao hơn so với ruộng nông dân (3 triệu đồng/ha/vụ). Bên cạnh đó, hàm lượng chất dinh dưỡng hữu dụng và mật số vi sinh vật đất (nấm, vi khuẩn và xạ khuẩn) ở ruộng thí nghiệm cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với ruộng nông dân.
#Chế phẩm vi sinh #lợi nhuận #lúa #năng suất #urea humate #vi sinh vật đất
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ CHE PHỦ BẠT ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC ĐẤT VƯỜN TRỒNG MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA LINN.) TẠI CHỢ LÁCH - BẾN TRE
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - - Trang 72-80 - 2014
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá hiệu quả của bón phân hữu cơ và che bạt đến một số đặc tính sinh học đất như vi sinh vật đất, hoạt độ enzyme trong đất vườn trồng măng cụt. Nghiên cứu được thực hiện qua thu mẫu đất phân tích trên  5 nghiệm thức thí nghiệm (1) Sử dụng phân bón vô cơ theo nông dân và không che bạt; (2) Bón phân vô cơ theo khuyến cáo kết hợp phân hữu cơ (PHC) và không che bạt; (3) PHC không che bạt; (4) phân vô cơ kết hợp che bạt; (5) sử dụng phân vô cơ theo khuyến cáo, PHC và che bạt. Kết quả phân tích cho thấy tổng mật số vi sinh vật, mật số vi sinh vật có khả năng phân hủy cellulose và mật số nấm Trichoderma sp., hoạt động  của enzyme catalase, phosphatase đạt cao nhất ở nghiệm thức bón phân hữu cơ và phân vô cơ cân đối, kết hợp che bạt vào đầu mùa mưa, khác biệt có ý nghĩa so với chỉ bón phân vô cơ và không che bạt như nông dân. Tuy nhiên chưa có hiệu quả trong tăng hoạt động enzyme ?-Glucosidase trong đất. Do đó bón phân hữu cơ, vô cơ cân đối, giảm ẩm độ đất trong mùa mưa qua che phủ bạt giúp cải thiện đặc tính sinh học đất như tăng mật số vi sinh vật, tăng hoạt động của vi sinh vật có ý nghĩa trong đất liếp vườn trồng măng cụt.
#Enzyme phosphatase #catalase #?-Glucosidase #vi sinh vật đất #phân hữu cơ #phân vô cơ cân đối
Hiệu quả của chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn dòng vi khuẩn Rhodopseudomonas sp. đối với hấp thu đạm, nhôm và sắt trong hạt lúa trồng trên đất phèn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ở điều kiện nhà lưới
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 55 - Trang 133-140 - 2019
Đất phèn có hàm lượng nhôm và sắt cao, làm hạn chế sự hấp thu dinh dưỡng và tăng khả năng tích lũy độc chất trong cây. Rhodopseudomonas sp. có khả năng giảm độc chất nhôm và sắt. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn dòng vi khuẩn R. palustris VNW64, VNS89, TLS06 và VNS02 lên tích lũy dưỡng chất và độc chất trong hạt lúa. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên trên đất phèn thu từ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong điều kiện nhà lưới. Trong đó, nhân tố thứ nhất là chế phẩm hữu cơ vi sinh (chứa bốn dòng vi khuẩn, một dòng vi khuẩn VNW64 và không bón chế phẩm hữu cơ vi sinh) và nhân tố thứ hai là bón phân đạm gồm (100, 75, 50 và 0 kg N ha-1). Kết quả cho thấy các nghiệm thức bón chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn hoặc một dòng vi khuẩn VNW64 đã giúp tăng hấp thu đạm 39,7 - 49,2% và giảm độc chất nhôm 18,4 - 30,4% và sắt 0,1- 2,7% trong cây lúa so với nghiệm thức không bón chế phẩm hữu cơ vi sinh. Chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn hoặc một dòng vi khuẩn có hiệu quả trong việc giảm tích lũy sắt và nhôm và tăng hấp thu đạm vào trong hạt.
#Chế phẩm hữu cơ vi sinh #đất phèn #độc chất nhôm #sắt #hấp thu đạm #lúa #Rhodopseudomonas sp.
Nghiên cứu sự phân bố của vi sinh vật đất trong vùng rễ cỏ vetiver ở một số địa phương tại tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng
Cỏ Vetiver là một loại thực vật có bộ rễ phát triển, mọc nhanh và ăn sâu, bám chắc trong lòng đất. Bộ rễ lớn và dài là điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất. Chính những hệ vi sinh vật này đã giúp cho các quá trình phân giải và hấp thụ các chất hữu cơ, nitơ, phốt pho, kim loại nặng...trong đất diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy nghiên cứu về sự phân bố của vi sinh đất trên vùng rễ vetiver là cơ sở khoa học để giải thích tại sao cỏ vetiver có thể sinh trưởng phát triển tốt trong những vùng đất khắc nghiệt. Kết quả từ 27 mẫu đất lấy ở xã Phú Thọ, thị trấn Ái Nghĩa tại tỉnh Quảng Nam và quận Liên Chiểu, núi Sơn Trà tại thành phố Đà Nẵng cho thấy ở vùng trên rễ vetiver vi sinh vật phân bố nhiều hơn so với vùng gần rễ và vùng xa rễ; cụ thể là xã Phú Thọ(362,6-264,4- 87,1) thị trấn Ái Nghĩa(345,7-293,6-102,1)(x103 CFU/g)quận Liên Chiểu(211,1-111,3-58,7)và núi Sơn Trà(92,8-48,3-21)(x103 CFU/g).
#phân bố #vi sinh vật đất #rễ vetiver #vùng rễ #tính chất đất
Ảnh hưởng của phân bón sinh học Ami Ami α đến cộng đồng vi sinh vật, tuyến trùng và độ phì của đất trồng hồ tiêu (Piper nigrum L.)
Tạp chí Khoa học Tây Nguyên - - 2022
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón sinh học AMI AMI α được thực hiện trên cây hồ tiêu giống Vĩnh Linh tại tỉnh Đắk Lắk từ năm 2017 - 2020. AMI AMI α được sử dụng với liều từ 100 - 120% theo lượng N của quy trình khuyến cáo, có bổ sung P và K, Mg và một số vi lượng khác. Sau 4 năm nghiên cứu, kết quả cho thấy ở các công thức bón 4,68 lít AMI-AMI α, bổ sung 0,1kg KCl/trụ (CT3) và bón 4,68 lít AMI-AMI α, bổ sung 0,1kg KCl/trụ kết hợp phun 0,5% MgSO4 (CT4) có mật độ vi sinh vật tổng số tăng 39,3%, vi sinh vật cố định đạm tăng 38%, vi sinh vật phân giải phosphat khó tan tăng tới 153%, mật độ vi sinh vật phân huỷ cellulose tăng 48,4%; trong khi đó mật độ Fusarium spp. trung bình giảm 35%; Phytophthora spp. giảm 52%; tuyến trùng trong rễ giảm 49,3% và tuyến trùng trong đất giảm 56% so với công thức đối chứng cùng thời điểm. So với thời điểm trước bón phân (2017), mật độ vi sinh vật tổng số, vi sinh vật cố định N, phân giải P và Cellulose tăng 10 - 15%, mật độ nấm Fusarium spp. Trong đất giảm 14,44%; Phytophthora spp. giảm 14,53%; tuyến trùng trong rễ giảm 24% và tuyến trùng trong đất giảm 18,39%. Trong khi đó, ở công thức đối chứng chủ yếu sử dụng phân hóa học có mật độ vi sinh vật tổng số và nhóm vi sinh vật có lợi là cố định N, phân giải phosphat khó tan và phân giải cellulose đều giảm 22%; trong khi đó mật độ Fusarium spp. tăng 24,6%, Phytophthora spp. tăng 218% và mật số tuyến trùng tổng số trong đất tăng 72,8%. Các kết quả cho thấy phân bón sinh học AMI AMI α làm gia tăng vi sinh vật tổng số, nhóm vi sinh vật có lợi và hạn chế sự phát triển của nhóm nấm bệnh và tuyến trùng. Phân bón sinh học AMI AMI α có tiềm năng sử dụng cho canh tác hồ tiêu theo hướng hữu cơ và bền vững môi trường.
#AMI AMI α #cộng đồng vi sinh vật #hồ tiêu #Fusarium #Phytophthora #tuyến trùng #biofertilizer #black pepper #microbial community #nematode
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BENZYL ADENIN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY KINH GIỚI (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland) TRỒNG TRÊN ĐẤT XÁM
Cây Kinh giới Elsholtzia ciliata ( Thunb. ) Hyland là một loại cây dược liệu quý, chứa thành phần tinh dầu có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Benzyl adenine (BA) là chất điều hòa tăng trưởng thực vật thuộc nhóm cytokinin có tác dụng kích thích sự tăng trưởng ở thực vật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng BA ở 6 mức nồng độ (0, 5, 10, 15, 20, 25 ppm) lên sự sinh trưởng của cây Kinh giới (Elsholtzia ciliata Thunb. Hyland) tại giai đoạn cây 4 tuần tuổi và 6 tuần tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xử lí BA ở 2 giai đoạn đều làm gia tăng sự sinh trưởng của cây thể hiện qua các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh lí . Đặc biệt, nghiệm thức xử lí BA nồng độ 15 ppm ở giai đoạn cây 4 tuần tuổi cho sự sinh trưởng tốt nhất.  
#benzyl adenin #sinh trưởng #chất điều hòa tăng trưởng thực vật #Kinh giới
Tổng số: 12   
  • 1
  • 2